Cụm chủ đề là gì?
Topic Cluster ( cụm chủ đề) là một nhóm bài viết về một chủ đề nhất định có tính liên kết với nhau. Mỗi bài viết không cần phải tối ưu theo từng từ khoá riêng lẻ. Với topic cluster, các chủ đề phụ và chủ đề chính sẽ liên quan chặt chẽ với nhau tạo ra tính thống nhất về nội dung tại website đó.
Cấu trúc của cụm chủ đề
Cấu trúc cụm chủ đề cần bao gồm 3 thành phần chính: Pillar page ( hay trang trụ cột), cluster content, internal link. Chi tiết như sau:
Pillar page
Pillar page (trang trụ cột) là trang chuyên cung cấp về chủ đề cốt lõi. Trang này gồm tất cả mục đích tìm kiếm của người dùng nhằm cung cấp, kích thích người đọc tìm hiểu thêm các nội dung hữu ích có liên quan.
Dựa vào mục đích tìm kiếm thông tin của người dùng, doanh nghiệp có thể đánh giá, xếp loại khách hàng ở giai đoạn nào trong quá trình đưa tới mua hàng.
Cluster content
Cluster content ( cụm chủ đề) là thành phần thứ 2 của cụm chủ đề. Cluster content đưa người đọc các thông tin chi tiết hơn của nội dung đã được đề cập tại pillar page.
Internal link (hoặc hyperlink)
Internal link (liên kết nội bộ) là liên kết từ trang trụ cột (pillar page) đến các cụm chủ đề (cluster content). Các liên kết này giúp cho người đọc tìm hiểu các chủ đề sâu hơn chỉ với một click chuột.
Các internal link là cách để cho thấy các công tin giữa pillar page + cluster content có tính thống nhất chặt chẽ. Mỗi một liên kết từ trang trụ cột đến những trang nội dung nhỏ cũng cần được mô tả bằng văn bản liên kết thật thích hợp. Những mô tả này nhằm giúp người đọc biết trước rằng có những gì ẩn sau những liên kết đó. Và nếu họ thấy thú vị, tỉ lệ nhấn vào liên kết sẽ là rất lớn.
Lợi ích cụm chủ đề mang lại cho website
Một vài lợi ích website dùng cụm chủ đề sẽ nhận được:
- Cấu trúc của cụm chủ đề giúp hệ thống nội dung của website theo một hệ thống logic.
- Website được sắp xếp theo các cụm chủ đề nhằm xây dựng authority site uy tín. Triển khai website theo cụm chủ đề sẽ giúp người dùng tìm thấy nhiều thông tin hơn mặc dù tìm kiếm ít hơn.
- Cấu trúc cụm chủ đề sẽ giúp website tăng trưởng doanh thu nhờ dẫn dắt người dùng tìm hiểu nhiều nội dung hơn và tiến sâu hơn vào trong phễu marketing.
Lợi ích mà các cụm chủ đề mang lại cho người dùng
Ngoài website, cụm chủ đề cũng tối ưu thời gian kiếm cho người dùng với các lợi ích như:
- Người dùng dễ dàng tìm kiếm toàn bộ thông tin mong muốn hơn.
- Người dùng được giải đáp tất cả những vấn đề chỉ với một lần truy cập pillar page.
Cách triển khai cụm chủ đề hiệu quả
Mặc dù cấu trúc cụm chủ đề dễ thiết kế hơn cấu trúc silo nhưng nó vẫn là một công việc đòi hỏi thời gian, nguồn lực. Để triển khai cụm chủ đề thuận tiện hơn, tham khảo các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn topic mà doanh nghiệp muốn website leo hạng
Tìm ra chủ đề cốt lõi là bước đầu tiên trong chu trình triển khai cụm chủ đề. Những topic này cần liên quan đến chủ đề chung website hướng đến. Để đảm bảo chủ đề cốt lõi đánh trúng insight người tìm kiếm. Thì doanh nghiệp có thể dựa vào một vài câu hỏi:
- Khách hàng tiềm năng website hướng đến muốn biết điều gì?
- Nội dung chủ đề có khả năng để xây dựng lớn không?
- Chủ đề cốt lõi có thể chia thành chủ đề nhỏ không?
- Chủ đề chính có liên quan tới các chủ đề tiếp theo không?
Bước 2: Nghiên cứu từ khóa dựa vào chủ đề cốt lõi đã lựa chọn
Nghiên cứu từ khoá là bước không thể bỏ qua nếu như doanh nghiệp muốn đảm bảo website mang lại kết quả tốt.
Một vài công cụ mà doanh nghiệp có thể sử dụng nhằm tiến hành nghiên cứu từ khoá là Ahrefs/SemRush,… cùng một số cách thức:
- Nghiên cứu website của các đối thủ cạnh tranh.
- Nghiên cứu, phân tích website cùng chủ đề của nước ngoài.
- Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên sử dụng công cụ để phân tích chất lượng từ khoá:
- Từ khóa xếp thấp.
- Từ khóa xếp cao.
- Các từ khoá đối thủ cạnh tranh đang có xếp hạng cao.
- Phân tích chất lượng từ khóa tốt giúp cho doanh nghiệp lên kế hoạch triển khai từ khoá có tiềm năng xếp hạng cao dễ dàng.
Bước 3: Tiến hành nhóm từ khóa theo cụm chủ đề đã lựa
Ở đây, doanh nghiệp cần phân loại và nhóm lại các từ khoá phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng hay theo nội dung riêng biệt.
Trước khi thực hiện thao tác, doanh nghiệp nên tham chiếu các website của đối thủ đứng đầu trong chủ đề đã đưa ra. Việc tham khảo website khác giúp doanh nghiệp chắt lọc được nội dung cần đăng tải cho phù hợp với ý định tìm kiếm thông tin của người dùng.
Bước 4: Kiểm tra lại nội dung hiện đã có trên website
Kiểm tra kỹ lưỡng nội dung đã tồn tại trên website vì bước này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian. Tiết kiệm được sức lực và tiền bạc để tiếp tục xây dựng nội dung mà không cần làm lại các nội dung đã sẵn. Tuy nhiên là một website mới thì doanh nghiệpbỏ qua bước này và bắt đầu xây dựng cụm chủ đề từ đầu.
Nếu bài viết đã có chưa đạt được các tiêu chí bên trên, doanh nghiệp có thể chỉnh sửa lại nhằm tối ưu hoá cụm chủ đề tổng thể.
Bước 5: Thực hiện viết nội dung pillar page và cluster content
Sau khi đã hoàn thành bước 4, doanh nghiệp tiến hành viết nội dung cho pillar page và cluster content.
Một số yêu cầu khi viết nội dung cho 2 phần này cần được quan tâm là:
- Đối với pillar page: Bài viết độ dài từ 3000 đến 5000 chữ, nội dung cần đầy đủ và mang tính bao quát tất cả các cluster content mà pillar page đang chứa. Tuy nhiên, nội dung bài viết của pillar page sẽ không đi sâu vào từng mục, chỉ lướt qua.
- Với cluster content: Bài viết trong cluster content phải đưa ra hướng giải quyết cụ thể, chuyên sâu cho một vấn đề nào đó. Đạt yêu cầu chuẩn SEO đối với một số từ khoá đẩy top tìm kiếm; với độ dài từ 1000 đến 2000 chữ và yêu cầu nội dung liên kết chặt chẽ pillar page.
Một số tips viết bài cho website mà doanh nghiệp có thể tham khảo như:
- Đặt chất lượng của bài viết lên trên
- Nội dung bài viết rõ ràng, có sự nhất quán
- Văn phong phù hợp với nội dung bài viết
Bước 6: Tiến hành liên kết nội dung đã xuất bản
Sau khi đã xuất bản thành công nội dung trên website, doanh nghiệp phải đảm bảo được hai điều dưới đây:
- Thứ nhất, cluster content đã liên kết với pillar page và tự liên kết với nhau.
- Hai là do liên kết có tính chất hai chiều nên doanh nghiệp cũng cần đặt đường dẫn tới các cụm chủ đề tại pillar page, kích thích người đọc truy cập.
Bước 7: Theo dõi + đánh giá những chỉ số thu được
Với bất kỳ hoạt động nào trong chiến lược SEO marketing đều cần một quá trình theo dõi, đo lường, đánh giá rồi đưa ra các giải pháp phù hợp sau đó.
Đối với riêng cụm chủ đề, quá trình này có thể mất 1 đến 2 tháng để thấy rõ kết quả. Khi đó, doanh nghiệp hãy đánh giá xem trang nội dung như thế nào thu hút được người đọc nhiều nhất. Xem trang nào kém thu hút nhất hay trang nào cần tối ưu lại.
Một vài chỉ mục mà người làm topic cluster nên chú ý là:
- URL của pillar page và content cluster.
- Từ khoá chính, phụ của các trang nội dung.
- Các internal link đặt đúng chưa? Có kích thích người đọc xem thêm không?
- Outlink trong mỗi trang nội dung.
Lời kết
Hy vọng sau khi hiểu rõ về topic cluster cũng như các vấn đề liên quan, chắc hẳn bạn đọc đã có thể ứng dụng thông tin trên vào công việc của mình. Để không bỏ lỡ các bài viết hữu ích khác, hãy thường xuyên ghé thăm website của Tạp chí – tin tức xây dựng ngay tại đây nhé!
Có thể bạn quan tâm: