hạch toán xây dựng nhà xưởng

Hướng dẫn hạch toán xây dựng nhà xưởng chi tiết

Hiện nay, nhu cầu xây dựng nhà xưởng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngày càng cao. Đây là kết quả của xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để công trình xây dựng diễn ra thuận lợi, một trong những giai đoạn không thể thiếu đó là hạch toán chi phí. Vậy hạch toán xây dựng nhà xưởng là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây để có câu trả lời chi tiết. 

Tổng quan hạch toán xây dựng nhà xưởng

Tổng quan hạch toán xây dựng nhà xưởng
Hạch toán xây dựng nhà xưởng

Nhà xưởng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tài chính, diện tích và mục đích sử dụng cho các hoạt động công nghiệp sau này. Trong trường hợp, các nhà xưởng lớn có nhiều thành viên cùng tham gia. Trước khi tính toán và dự trù chi phí, doanh nghiệp cần hiểu rõ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến đơn giá để có sự chuẩn bị chu đáo nhất.

Dự toán công trình xây dựng nhà xưởng là việc tính toán trước chi phí cần thiết của công trình nhà xưởng mà bạn muốn xây dựng. Ước tính được thực hiện trên cơ sở thực tế mà kế toán cần phải ghi sổ. Một trong những cơ sở được ghi lại như sau:

  • Khối lượng công việc được trích từ bản vẽ thiết kế thi công.
  • Giá trị vật liệu, vật tư xây dựng nhà xưởng.
  • Đơn giá nhân công.
  • Đơn giá máy thi công thực tế trên thị trường tại thời điểm thi công.
  • Những chi phí có thể phát sinh trong quá trình xây dựng nhà xưởng.

Quy trình công việc hạch toán xây dựng nhà xưởng

Quy trình công việc hạch toán xây dựng nhà xưởng bao gồm kể từ khi kế toán xem xét số sách cho đến thi công xây dựng. Chúng được tổng hợp lại theo từng bước như sau: 

Xem xét thông tin hợp đồng

Các hợp đồng được ký kết thường kèm theo bản dự toán chi phí. Dự toán được xây dựng còn dựa trên cơ sở khối lượng công việc, định mức tiêu hao vật tư, vật liệu, nhân công theo định mức xây dựng do Nhà nước ban hành. Thông thường, các bản ghi và dữ liệu sau là bắt buộc. 

  • Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng (hoặc báo cáo đầu tư) có đính kèm theo hồ sơ dự án khả thi.
  • Các bảng tổng ngân sách.
  • Hồ sơ mời thầu, giá dự thầu (nếu có).
  • Hợp đồng xây dựng nhà xưởng và các chi phí liên quan.

Các khoản hợp đồng cần được xác định một cách chính xác và có thông tin xác nhận của hai bên trước khi quá trình xây dựng được đưa vào sản xuất. 

Định mức vật tư

Các yêu cầu của định mức vật tư
Định mức vật tư

Các yêu cầu của định mức vật tư thường được áp dụng riêng rẽ cho từng trường hợp trong hợp đồng xây dựng. Có một số trường hợp có thể quyết định đến việc nhận biết một hợp đồng riêng rẽ hoặc một nhóm các hợp đồng khác để phản ánh bản chất của hợp đồng. 

Căn cứ vào 2 bảng giá trị vật liệu xây dựng và bảng tổng hợp tính chênh lệch giá trị vật liệu xây dựng để định mức vật tư theo yêu cầu của từng hạng mục, công trình. Hạch toán xây dựng nhà xưởng cần lưu ý giá nguyên vật liệu không được chênh lệch quá nhiều so với giá trên dự toán, đồng thời cũng phải phù hợp với giá thị trường. 

Xác định chi phí

Trường hợp xuất hóa đơn khi bắt đầu nghiệm thu toàn bộ công trình nhà xưởng, thi công nhà thép tiền chế: căn cứ vào tất cả biên bản đã được nghiệm thu trước đó và xác định khối lượng công việc hoàn thành, xuất hóa đơn GTGT. Trường hợp lập nhiều hóa đơn cho một công trình: căn cứ vào biên bản nghiệm thu trong từng giai đoạn công việc để có thể xác định khối lượng công việc hoàn thành và xuất hóa đơn GTGT. Khi hoàn thành công việc, kế toán sẽ tập hợp các hóa đơn của từng kỳ và đối chiếu với tổng giá trị trên dự toán. Cũng như, xem kỹ trên hợp đồng có trùng khớp với nhau không.

Thông thường, chi phí của hợp đồng xây dựng sẽ bao gồm:

  • Chi phí ban đầu được ghi trong hợp đồng.
  • Các khoản làm tăng hoặc giảm chi phí khi thực hiện hợp đồng. Trong đó có các khoản tiền thưởng, các khoản thanh toán làm ảnh hưởng đến chi phí.

Cách hạch toán các chi phí xây dựng nhà xưởng

Chi phí xây dựng nhà xưởng là chi phí biến động và khó xác định nhất trong lĩnh vực kế toán. Vì vậy, kế toán phải xác định đầy đủ và hạch toán xây dựng nhà xưởng một cách chính xác nhất. 

Hạch toán chi phí nguyên vật liệu

Tài khoản 621 (Tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) có giá trị dùng để phản ánh chi phí nguyên vật liệu và chi phí xây dựng nhà xưởng sử dụng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.  

Bên Nợ: Ghi trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng cho hoạt động xây dựng nhà xưởng.  

Bên Có: 

  • Kế toán ghi nhận giá trị nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập kho.
  • Kế toán phải đưa ra bước kết chuyển hoặc phân bổ toàn bộ giá trị nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng trong kỳ sản xuất vào tài khoản 154 (chi phí sản phẩm dở dang).

Hạch toán chi phí công nhân

Hạch toán chi phí công nhân trong xây dựng nhà xưởng
Hạch toán chi phí công nhân

Tài khoản 622 (Chi phí nhân công trực tiếp) dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia xây dựng, sản xuất và cung cấp dịch vụ. Lưu ý rằng chi phí nhân công này bao gồm các khoản phải trả cho quản lý và lao động thuê ngoài.

Tài khoản 622 như sau: Nợ TK 622 (Chi phí sử dụng nhân công bao gồm: tiền lương, tiền công nhân công và các khoản trích theo lương theo quy định). Có TK 154 – chi phí sản xuất nhà xưởng phát sinh dở dang.

Hạch toán chi phí quản lý chung

Tài khoản 627 (chi phí quản lý chung) dùng để phản ánh chi phí sản xuất của đội xây dựng, bao gồm: Tiền lương của cán bộ quản lý tính cho đội xây dựng, các khoản trích BHXH, BHYT,…tính theo tỷ lệ quy định, khấu hao TSCĐ và các chi phí liên quan khác.

  • Bên Nợ: Chi phí sản xuất chung phát sinh trong khi xây dựng nhà xưởng.
  • Bên Có: Các khoản giảm chi phí xây dựng sản xuất nhà xưởng chung

Vào thời điểm cuối kỳ, kếtoán tiến hành hạch toán xây dựng nhà xưởng, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên nợ của tài khoản 154 – Chi phí sản xuất xây dựng dở dang. Tất cả các chi phí phát sinh được tổng hợp vào bên có của tài khoản 627 – Chi phí quản lý chung cho hoạt động xây dựng. 

Hạch toán chi phí máy móc thi công

Chi phí sử dụng máy thi công được dùng để tập hợp và phân bổ vào chi phí sử dụng xe thi công và máy thi công. Tài khoản 623 (chi phí máy móc thi công) chỉ sử dụng vào chi phí xe, máy thi công. Trong trường hợp doanh nghiệp công ty xây dựng nhà xưởng tính theo phương pháp thi công hỗn hợp áp dụng cả thủ công và máy.

  • Bên Nợ: hạch toán chi phí liên quan đến máy thi công (vật liệu cho hoạt động, tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương, chi phí nhân công trực tiếp vận hành máy,…) 
  • Bên Có: Hướng dẫn kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công bên Nợ TK 154 – sản xuất dở dang.
  • Lưu ý tài khoản 623 – chi phí máy móc thi công không có số dư cuối kỳ.

Tổng hợp các chi phí và giá thành khi xây dựng nhà xưởng

Tổng hợp chi phí và giá thành khi xây dựng nhà xưởng
Chi phí và giá thành xây dựng nhà xưởng

Khi doanh nghiệp sử dụng lao động để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình thì toàn bộ chi phí liên quan đến thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình được tập hợp vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 

Tài khoản 2412 – Xây dựng nhà xưởng cơ bản dở dang. Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản thường được thực hiện trên cùng một hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp. Hướng dẫn cụ thể về kế toán xây dựng cơ bản đối với trường hợp tự thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Mọi chi phí liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình như chi phí khảo sát, thiết kế. Hoặc tiền công của công nhân xây dựng, khấu hao máy móc thiết bị thi công, chi phí quản lý dự án được tập hợp vào tài khoản 241 (chi tiết 2412 – Xây dựng cơ bản dở dang).

Tổng kết

Có thể thấy, hạch toán xây dựng nhà xưởng là một loại hình tương đối phức tạp. Cần phải có quy trình từ cơ bản đến nâng cang. Hy vọng qua bài viết này doanh nghiệp có thể hình dung được quy trình và cách làm hạch toán chuyên nghiệp liên quan đến xây dựng nhà xưởng. Nếu bạn có nhu cầu xây dựng nhà xưởng đẹp, chuyên nghiệp thì hãy liên hệ ngay công ty Nam Trung – một công ty chuyên thiết kế và xây dựng nhà xưởng chất lượng, uy tin để được tư vấn.