Khi nhu cầu sử dụng rau sạch tăng cao thì các mô hình trồng và cung cấp rau sạch càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Việc áp dụng mô hình nhà lưới là giải pháp lý tưởng, lựa chọn hợp lý để quá trình trồng rau sạch cung ứng ra thị trường diễn ra thuận lợi. Tìm hiểu về mô hình nhà lưới trồng rau sạch là gì để có thể mở rộng hơn mô hình trồng trọt, đem đến nhiều lợi nhuận hơn cho các nhà kinh doanh nông nghiệp.
Mô hình nhà lưới trồng rau sạch là gì?
Mô hình nhà lưới là một dạng nhà được hoàn thiện với cấu tạo sử dụng kết cấu dạng khung, đồng thời bao quanh chính là lưới chuyên dụng dùng trong sản xuất trồng trọt thực hiện ở không gian bên trong. Hiện nay, chi phí xây dựng nhà lưới giá rẻ hay không còn tùy vào loại nhà lưới nào và có hai loại chính là nhà lưới kín và nhà lưới hở.
Hoàn thiện nhà lưới tạo nên không gian trồng trọt an toàn. Bởi thế việc trồng rau sạch được thực hiện tốt khi bảo vệ khỏi mưa nắng của thời tiết tự nhiên, hay khỏi sâu bệnh hại phá hoại. Với việc trồng rau sạch trong nhà lưới đúng kỹ thuật mang tới điều kiện độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng,… lý tưởng nhất cho rau phát triển. Mô hình nhà lưới hiện đại được tích hợp các công cụ hỗ trợ bón phân thông minh như nhắc nhở thời gian bón phân, gợi ý sử dụng các loại phân bón npk, phân hữu cơ… cho phù hợp. Cùng với kỹ thuật trồng và chăm sóc nhờ sử dụng lưới chống côn trùng Đài Loan để đảm bảo có được cây trồng phát triển tốt, an toàn và đem tới năng suất cao, cung cấp thành phẩm chất lượng.
Các mô hình nhà lưới trồng rau sạch
Nhà lưới kín
Nhà lưới kín được tiến hành phù hoàn toàn bằng lưới ở vị trí xung quanh cũng như trên mái. Bên cạnh đó, thiết kế có cửa ra vào đầy đủ, được phủ bằng lưới tạo không gian kín hoàn toàn. Lúc này, che chắn các côn trình gây hại như bọ cánh cứng, bướm,… được thực hiện tốt.
Đặc trưng của loại nhà lưới này là thiết kế dạng mái bằng và có mái nghiêng sang hai bên. Sử dụng khung nhà bằng cột bê tông, hoặc có thể là khung sắt được hàn hoặc bắt ốc vít. Chiều cao tiêu chuẩn của nhà lưới kín duy trì trong khoảng từ 2.0 – 3.9m với diện tích, quy mô xây dựng từ 500 – 1000m2.
Việc thi công nhà lưới kín sử dụng để trồng rau sạch được đánh giá cao với những ưu điểm nổi bật cụ thể như:
- Khả năng giúp ngăn ngừa tốt côn trùng phá hoại, giảm lượng thuốc trừ sâu cần sử dụng trong quá trình trồng rau, sản phẩm an toàn và chất lượng cao.
- Khả năng giúp tăng đường số lượng vòng quay của thời vụ khi rau có thể được trồng quanh năm song vẫn đảm bảo được chất lượng.
- Diện tích trồng nhỏ, có khả năng tập trung tốt đảm bảo duy trì quá trình trồng trọt chuẩn xác, đúng kỹ thuật.
- Được đảm bảo về mặt môi trường nên các chủ nông trại có thể liên hệ với các nhà phân phối phân bón, vật tư nông nghiệp để có mức giá cố định tốt hơn.
Tuy nhiên, việc dựng nhà lưới kín trồng rau sạch tồn tại những hạn chế nhất định. Trong đó, việc không thể thông gió tốt, duy trì nhiệt độ phù hợp trong mùa nắng sẽ ảnh hưởng nhất định tới khả năng sinh trưởng của rau sạch vì vậy để xây dựng nhà lưới đạt hiệu quả hoạt động tốt nhất hãy liên hệ công ty Hsia Cheng Woven Textile Việt Nam để được tư vấn thi công từ các chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm.
Nhà lưới hở
Đối với dạng nhà lưới hở khi áp dụng trong canh tác rau sạch sở hữu những đặc điểm đặc trưng hoàn toàn khác biệt. Được hoàn thiện với phần chủ yếu là mái, hoặc một phần nhỏ bao xung quanh, hoàn toàn không làm kín. Bởi thế, việc giảm bớt tác động của thời tiết tới cây trồng được thực hiện tốt.
Thi công dạng nhà lưới hở này được dựng bằng cột bê tông, hay khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Được thiết kế và hoàn thiện đơn giản với kiểu mái bằng, hoặc có thể là dạng mái nghiêng đều về hai bên tạo không gian để trồng rau sạch tiện lợi. Thông thường, với dạng nhà lưới hở này được áp dụng cho quy mô trồng từ 500m2 – 1ha và yêu cầu độ cao từ mặt đất tới mái là 2.0 – 2.5m.
Cân nhắc lựa chọn nhà lưới hở được áp dụng với những ưu điểm nhất định, trong đó chủ yếu phải kể tới chính là:
- Độ thông thoáng được đánh giá cao, hỗ trợ trồng rau quanh năm với vòng quay các vụ liên tục, năng suất cao đặc biệt là với các loại rau ăn lá.
- Thiết kế và hoàn thiện đơn giản với chi phí đấ̀u giá thành giảm thiểu tới hơn 50% nếu so sánh với dạng nhà lưới kín.
- Việc mở rộng quy mô khi có nhu cầu có thể thực hiện dễ dàng, liên kết nhiều hộ dân với nhau trong canh tác rau sạch thực hiện thuận lợi khi có nhu cầu.
Song song với những ưu điểm làm nên chất lượng, tính ứng dụng cao thì việc dùng nhà lưới hở trồng rau sạch cũng tồn tại những vấn đề nhất định:
- Không chống lại được tác động của côn trùng, sâu bệnh nên lượng thuốc trừ sâu cần sử dụng là khá nhiều.
- Không đảm bảo được độ an toàn, vững chãi cần thiết đặc biệt là vào thời kì thời tiết mưa bão.
Nên dùng nhà lưới kín hay nhà lưới hở
Cả 2 mô hình nhà lưới đều sở hữu những đặc điểm hoàn toàn khác biệt, có những ưu điểm song cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Bởi thế, việc nên áp dụng việc thi công nhà lưới kín hay hở trong canh tác rau sạch trở thành vấn đề mà nhiều người đặc biệt chú ý. Thực tế việc lựa chọn dạng nhà lưới nào cần cân nhắc trên một số yêu cầu, yếu tố chính như:
- Loại cây trồng được sử dụng để trồng trọt tạo nên khoản thu nhập kinh tế cho nhu cầu của từng nhà.
- Cân nhắc dựa trên yêu cầu, đòi hỏi thực tế với không gian trồng rau sạch của từng nhà.
- Chú ý cân nhắc với chính điều kiện thực tế của khí hậu, môi trường,… để quyết định làm nhà lưới kín hoặc hở thích hợp.
- Tính toán dự trên chính khả năng tài chính là yêu cầu quan trọng cần chú ý. Cân nhắc ở khả năng tài chính đảm bảo giúp việc xác định đâu là phương án làm nhà lưới thích hợp được thực hiện tốt nhất.
Những yêu cầu đề đặc tính kỹ thuật của mô hình nhà lưới
Tiến hành thi công mô hình nhà lưới để trồng rau sạch có những yêu cầu riêng cần được tuân thủ đầy đủ. Xác định những yêu cầu, thực hiện chuẩn xác hỗ trợ giúp chúng ta có thể tiến hành một cách hiệu quả, chuẩn xác theo yêu cầu, đòi hỏi thực tế của chính mình. Trong đó, đặc tính kỹ thuật cơ bản cần được đảm bảo của nhà lưới chính lả:
Yêu cầu với cột nhà lưới
Đối với cột của nhà lưới cần sử dụng thép mạ kẽm với độ bền cao, dạng tròn và yêu cầu độ dày tối thiểu là 2mm trở lên. Tùy thuộc vào chiều cao của nhà lưới, chiều rộng và bước gian để cân nhắc dùng vật liệu thích hợp.
Yêu cầu với trụ móng
Thực hiện đúc bê tông với độ vững chắc cần thiết, đảm bảo cao hơn bề mặt đất trong khoảng từ 20 – 30m giúp việc bảo vệ vị trí chân cột được thực hiện tốt. Trong đó thì khoảng cách ở giữa các trụ tính theo chiều ngang của nhà lưới cần đảm bảo là 2 – 3m và tính theo chiều dọc là 6 – 10m, đồng thời chiều cao của cột cần đảm bảo là 3 – 4m.
Yêu cầu với khung mái
Thiết kế khung mái có thể cân nhắc chọn dạng mái vòm bằng, hoặc dạng vòm lệch, trong đó yêu cầu ở vị trí 2 phần lệch ở 2 khung vòm cần có cửa giúp thông gió với kích thước rộng là 40 – 50cm, yêu cầu cần được chắn đầy đủ bằng lưới để tránh côn trùng.
Nhiệm vụ của khu vực này còn giúp giảm diện tích bị nung nóng, đồng thời cũng giúp phân tầng được luồng không khí, hỗ trợ điều tiết khí hậu được thực hiện tốt. Đối với khoảng cách ở giữa 2 thanh vòm cần đảm bảo từ 2 – 3m.
Thanh khung sườn được kết nối thông qua những thành giằng, hoặc có thể co nối phức hợp dạng chữ Y hay chữ L đều có thể cân nhắc. Nó đảm bảo tạo nên kết cấu chắc chắn và vững chãi, đem lại khả năng chịu lực lý tưởng.
Yêu cầu với cửa
Đối với phần cửa của nhà lưới cần làm đầy đủ, có thể là dạng cửa mở bằng khung thép, hoặc có thể là cửa trượt. Hoàn thiện cửa giúp viêc ra vào nhà lưới khi trồng rau sạch thuận lợi, không gặp bất kỳ những vấn đề tiêu cực không mong muốn nào.
Với hệ thống lưới
Sử dụng lưới chắn côn trùng toàn bộ phần mái, cũng như tường bao quanh nếu có. Ngoài ra, ở một số vị trí có thể sử dụng màng nhà kính để thay thế nếu thấy thích hợp. Đặc biệt, chú ý tới việc liên kết khung nhà và lưới chắn bằng nẹp và zigzag dạng lò xo, hay sử dụng dây kẽm,… tạo độ chắc chắn cần thiết.
Trồng rau sạch trong nhà lưới trở thành lựa chọn của nhiều người bởi những lợi ích lớn, thiết thực nhất được. Insaat Haberleri hy vọng các chia sẻ của bài viết mô hình nhà lưới trồng rau sạch có thể giúp nông dân áp dụng và đem lại lợi ích kinh doanh.